Răng sâu vào tủy là một bệnh lý nha khoa nghiêm trọng, biến chứng của bệnh có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, gây viêm nhiễm, áp xe, mất răng, thậm chí nhiễm trùng máu nếu không điều trị kịp thời. Vậy làm thế nào để phát hiện răng sâu vào tủy và điều trị kịp thời, hãy theo dõi câu trả lời trong bài viết sau.
Thế nào là răng sâu vào tủy?
Một chiếc răng có cấu trúc gồm 3 lớp là ngà răng ở ngoài cùng, men răng và lớp tủy răng ở trong cùng. Tủy răng là thành phần quan trọng của răng, trong tủy răng chứa nguyên bào ngà giúp tái tạo và bảo vệ ngà răng.
Hơn nữa, tủy răng còn chứa các mạch máu, mang dưỡng chất tới nuôi sống răng cho răng phát triển và tồn tại. Tủy răng cũng chứa hệ thống dây thần kinh giúp cảm giác được các tác động lên răng như cảm giác ê buốt, đau nhức, lực nhai, nhiệt độ…
Khi bị sâu răng, vi khuẩn sẽ theo thời gian xâm nhập vào răng qua các lớp từ ngà răng dần vào buồng tủy. Khi vi khuẩn sâu răng tấn công tủy răng sẽ gây phản ứng viêm tại cơ quan này kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu. Để tìm hiểu rõ hơn những dấu hiệu của bệnh sâu răng vào tủy, bạn hãy đọc tiếp phần dưới đây nhé!
Dấu hiệu của răng sâu vào tủy
Đau nhức răng là dấu hiệu điển hình của bệnh sâu răng ăn vào tủy. Tuy nhiên những cơn đau cũng diễn biến theo các giai đoạn bao gồm:
Giai đoạn đầu
Bạn cảm thấy răng trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt khi ăn thực phẩm nóng hoặc lạnh, quá chua, quá ngọt. Đôi khi bạn sẽ cảm nhận thấy những cơn đau răng nhưng thưa thớt và chỉ hơi âm ỉ chứ không dữ dội.
Giai đoạn răng sâu vào tủy
Những cơn đau nhức răng diễn ra liên tục cả ban ngày và ban đêm, cường độ đau tăng lên, cảm giác đau buốt khiến bạn khó ăn uống, tâm lý mệt mỏi và khó tập trung vào việc gì khi bị đau răng.
Giai đoạn viêm tủy nặng
Nếu viêm tủy nặng không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử tủy răng. Lúc này, khi tủy đã chết thì răng cũng không còn đau nữa, tuy nhiên tình trạng lợi sưng, có mủ, răng bị vỡ hay gãy rụng, hơi thở hôi… vẫn có thể xảy ra.
Răng sâu vào tủy có nguy hiểm không?
Sâu răng ăn tới tủy là vấn đề răng miệng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng mà còn có thể liên quan đến các cơ quan khác trong cơ thể. Cụ thể những hậu quả có thể xảy ra của bệnh sâu răng vào tủy bao gồm:
- Ảnh hưởng tới chất lượng ăn uống do bị sâu răng gây đau nhức mỗi lần ăn, nhai thức ăn. Từ đó, bạn sẽ thấy kém ngon miệng và có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Đau răng do viêm tủy khiến cho tinh thần trở nên căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ và cáu kỉnh.
- Viêm tủy có nguy cơ dẫn tới viêm chân răng, tạo nên các ổ apxe chứa mủ thậm chí gây viêm xương, viêm hạch, tiêu xương răng và mất răng.
- Viêm tủy răng hàm trên có thể lan tới xoang mũi gây viêm xoang, nguy hiểm hơn nhiễm trùng có thể lan tới não gây viêm màng não…
Cách điều trị răng sâu vào tủy
Phương pháp điều trị răng sâu vào tủy phụ thuộc vào mức độ viêm tủy hiện tại, cụ thể:
Trường hợp răng sâu vào tủy vẫn có thể hồi phục được
Trong giai đoạn mới chớm bị sâu răng vào tủy, các dấu hiệu đau nhức không rõ ràng. Nếu bạn đi khám nha sĩ ngay lúc này thì việc trị tủy sẽ diễn ra đơn giản, nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Đối với viêm tủy răng nhẹ thường bác sĩ sẽ cho điều trị kháng sinh mà không can thiệp gì vào răng đang bị sâu.
Nếu viêm tủy bắt đầu nặng lên, các cơn đau thường xuyên và đau buốt hơn thì bạn cần đi khám nha ngay. Trường hợp này, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành vệ sinh lỗ sâu răng, loại bỏ phần tủy bị viêm sau đó sát khuẩn lại một lần nữa.
Tiếp theo, bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp phục hình như trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo vệ răng bị sâu và viêm tủy, ngăn ngừa tái phát. Đối với các ca sâu răng này, tủy răng vẫn được giữ lại và tự phục hồi nên răng vẫn đảm bảo chắc khỏe.
Trường hợp răng sâu quá nặng, không thể hồi phục
Đối với sâu răng nặng, tủy đã bị hoại tử, bác sĩ sẽ thực hiện nạo hút tủy ra khỏi ống tủy, đóng ống tủy bị viêm bằng dụng cụ chuyên dụng. Dùng biện pháp trám hoặc bọc sứ với răng sâu có mô răng bị tổn thương.
Ở trường hợp này, việc phục hình giúp giữ lại chiếc răng thật để phục vụ mục đích ăn nhai, tuy nhiên chiếc răng này đã chết tủy nên cũng dễ dàng thoái hóa, trở nên giòn xốp và dễ gãy rụng, cần bảo vệ tốt bằng cách bọc sứ và cẩn thận mỗi khi ăn uống đồ cứng.
Câu hỏi khác liên quan đến điều trị tủy răng
Lấy tủy răng bao nhiêu tiền?
Sẽ rất khó để đưa ra một con số chung cho chi phí lấy tủy răng bởi chi phí này khác nhau ở mỗi cơ sở nha khoa, phụ thuộc nhiều vào số lượng răng lấy tủy, mức độ sâu răng viêm tủy cũng như tùy vào vị trí của từng răng.
Khoảng giá tham khảo cho việc điều trị tủy răng tại Hà Nội trung bình khoảng từ 250.000 đ – 2.000.000 đ/răng.
Lấy tủy răng có đau không?
Lấy tủy răng là một dịch vụ nha khoa phổ biến hiện nay và quy trình lấy tủy răng thường bao gồm bước gây tê trước khi tiến hành. Bước này giúp cho quá trình lấy tủy răng, người bệnh không cảm thấy đau đớn cũng như nha sĩ thực hiện lấy tủy thuận lợi hơn.
Lấy tủy răng có lâu không?
Thời gian của quá trình trị tủy nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào mức độ sâu răng vào tủy của người bệnh. Nếu sâu răng viêm tủy nhẹ thì bạn chỉ mất 20 – 30 phút để điều trị lấy tủy và ngày hôm sau quay lại để thực hiện trám răng.
Nếu như sâu răng vào tủy nặng cần trị tủy và trám răng sau 2 buổi, sau đó bọc sứ để giữ răng cũng có thể mất thêm thời gian để đặt răng sứ phù hợp.
Câu hỏi khác:
Ngăn ngừa tình trạng răng sâu vào tủy
Như đã trình bày ở trên, điều trị sâu răng vào tủy sẽ nhẹ nhàng, đơn giản hơn nếu răng sâu ở mức độ nhẹ. Điều này chúng ta có thể kiểm soát được bằng cách thường xuyên quan sát và cảm nhận, nếu thấy bất cứ dấu hiệu ban đầu nào như ê buốt răng hay đau răng bất chợt thì cần đi khám nha ngay. Nếu răng mới chỉ bị sâu nhẹ ở lớp men răng bên ngoài thì bạn không cần phải điều trị tủy, chỉ cần trám răng để ngừa sâu răng tái phát là ổn.
Điều quan trọng thứ 2 để ngăn ngừa tình trạng răng sâu vào tủy đó là luôn luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ. Thói quen vệ sinh răng miệng như đánh răng ngày 2 lần, súc miệng sát khuẩn và làm sạch răng bằng chỉ nha khoa sau bữa ăn sẽ giúp loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám và giảm tối đa vi khuẩn gây sâu răng.
Hạn chế ăn đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt chứa lượng đường cao bởi đường tạo ra axit trong khoang miệng gây ảnh hưởng đến men răng, làm suy yếu men răng và khiến cho vi khuẩn sâu răng dễ dàng tấn công.
Tăng cường bổ sung canxi và flour cho răng chắc khỏe, chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây sâu răng.
Chắc hẳn qua bài viết này, bạn đã thấy được bệnh sâu răng vào tủy nguy hiểm đến thế nào và có thêm thông tin về cách phát hiện, điều trị cũng như phòng ngừa sâu răng vào tủy. Hãy luôn quan tâm chăm sóc đến sức khỏe răng miệng bằng cách tìm hiểu thông tin và thực hiện các hướng dẫn nha khoa đầy đủ bạn nhé.